Hotline : 0939 363 003

Địa chỉ : Lô D2, Khu CN Hapro - Lệ Chi - Gia Lâm - Hà Nội

QUY TRÌNH NUÔI TÔM THẺ VÀ SỬ DỤNG THUỐC

1. Ao lắng

  • Sử dụng vi sinh HANO-CLEARICH liều 1 kg/2.000 m³ để nước lắng sạch, loại bỏ các mầm bệnh gây hại và ổn định môi trường nước.

2. Ao nuôi

  • Gây màu nước: Dùng HANO-BACILLUS để tạo màu nước trà nhanh chóng, giúp môi trường trong ao ổn định, tạo điều kiện tốt nhất cho tôm phát triển.

Bảng 1. Chỉ tiêu môi trường nước trong ao tôm

Độ đục pH Nhiệt độ Oxy Độ mặn Độ kiềm NO2 NH3
25-35cm 7,0-8,5 25-27°C ≥ 5mg/l 7-25‰ 100-160mg/l 0,5mg/l <0,3 mg/l

3. Chăm sóc và quản lý ao nuôi tôm thương phẩm

➡️ Xử lý khí độc

  • Siphon cặn đáy ao và vớt bọt.
  • Thay nước, sục khí để tăng oxy hòa tan trong nước.
  • Sử dụng các chất trung hòa: HANO- YU-MAX, HANO-RHODO, HANO-BIOFILM CLEAN.

➡️ Khoáng trong nước thiếu hoặc mất cân đối

  • Nâng kiềm lên >120 ppm.
  • Bổ sung khoáng cho ăn bằng HANO-CALLECHANO-MINERAL PLUS.

➡️ Tôm bị nhiễm bệnh do vi khuẩn

  • Dùng các sản phẩm kháng sinh DOXY 20, FLOR 50 POWDER theo liệu trình 5 ngày với liều 5 – 10 g/kg thức ăn để tiêu diệt mầm bệnh trong cơ thể.

➡️ Phòng bệnh và tăng cường sức khỏe cho tôm

  • Sử dụng các sản phẩm vi sinh thảo dược bổ gan, ruột: HANO-HEMI, HANO-LIVER TONIC.
  • Dùng nhóm acid hữu cơ: HANO-LACTOCID.

➡️ Dinh dưỡng

Kết hợp sử dụng các sản phẩm:

HANO-METHY AE

HANO-AQUA SHRIMP SOLUTION

HANO-ASTAXATHIN SOLUTION

HANO-ALLZYME

→ Giúp tối ưu tăng trưởng và tăng sức đề kháng cho tôm.


4. Các bệnh thường gặp trên tôm và cách điều trị

⚠️ Hội chứng chết sớm EMS/ Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính AHPNS

🛡️ Phòng bệnh:

  • Chọn giống sạch bệnh.
  • Đảm bảo môi trường nuôi sạch mầm bệnh, quản lý an toàn sinh học.

🛡️ Kiểm tra định kỳ Vibrio trong nước và gan tụy của tôm.

  • Nếu phát hiện Vibrio (khuẩn xanh, tím):

→ Dùng kháng sinh FLOR 50 POWDER, DOXY 20, SULTRIM theo kháng sinh đồ, liệu trình 5 ngày.

→ Kết hợp tăng sức đề kháng và giải độc.


⚠️ Hội chứng cong thân, đục cơ và mềm vỏ

🔎 Nguyên nhân:

  • Thiếu khoáng chất, stress hoặc do virus IMNV hoặc vi bào tử trùng EHP.

🛡️ Phòng ngừa và điều trị:

  • Chọn giống sạch bệnh.
  • Đảm bảo môi trường nuôi sạch mầm bệnh.
  • Bổ sung khoáng chất và dinh dưỡng: HANO-MINERAL PLUS, HANO-AQUA SHRIMP SOLUTION.
  • Khi môi trường thay đổi nhiệt độ → che chắn và tăng lượng nước trong ao để tránh gây sốc cho tôm.

⚠️ Bệnh phân trắng do ký sinh trùng đường ruột

🛡️ Phòng ngừa:

  • Chọn giống sạch bệnh.
  • Đảm bảo môi trường sạch mầm bệnh, quản lý an toàn sinh học.

🛡️ Điều trị:

  • Buổi sáng: Diệt ký sinh trùng bằng PRAZI 10 hoặc HANO-ANTI EHP.
  • Buổi chiều: Bổ sung khoáng chất và dinh dưỡng.

⚠️ Bệnh đốm đen

🛡️ Điều trị:

  • Buổi sáng: Dùng kháng sinh FLOR 50 POWDER, DOXY 20, SULTRIM theo kháng sinh đồ, liệu trình 5 ngày.

Kết hợp tăng sức đề kháng và giải độc.

Siphon làm sạch nền đáy ao để loại bỏ khí độc và thức ăn dư thừa.

  • Buổi chiều: Bổ sung khoáng chất và dinh dưỡng.

⚠️ Bệnh đóng rong, đóng nhớt trên tôm

🔎 Nguyên nhân: Ngoại ký sinh trùng.

🛡️ Điều trị:

  • Buổi sáng: Diệt ký sinh trùng bằng NEEM CHITOSAN (liều 1L/3.000 m³ nước).
  • Buổi chiều: Bổ sung khoáng chất và dinh dưỡng vào thức ăn.

⚠️ Bệnh thân đỏ, đốm trắng (virus SEMBV)

⛔ Nguy hiểm: Có thể khiến tôm chết 100% chỉ sau 3 – 10 ngày.

⛔ Chưa có thuốc điều trị hiệu quả → Tập trung quản lý môi trường.


⚠️ Bệnh phát sáng trên tôm

🔎 Do độ mặn cao hoặc vi khuẩn Vibrio harveyi.

🛡️ Xử lý:

  • Giảm độ mặn.
  • Thay 10 – 20% nước liên tục trong vài ngày.
  • Buổi sáng: Dùng HANO-CLEARICH liều 500g/2.000 m³ nước để làm sạch nước và gây màu trà với HANO-BACILLUS.
  • Phát sáng do V. harveyi: Diệt khuẩn bằng HANO-BRONO liều 500mL/2.000 m³ nước.
  • Sau 48 giờ → Cấy lại vi sinh HANO-BACILLUS.

⚠️ Nấm đồng tiền/ Nhớt bạt trên ao

🔎 Nguyên nhân: Vi nấm và tảo độc cộng sinh gây bệnh đường ruột cho tôm.

🛡️ Phòng bệnh:

  • Quản lý môi trường tốt.
  • Kiểm tra định kỳ các chỉ tiêu môi trường.
  • Hạn chế thức ăn dư thừa, loại bỏ cặn bẩn trong ao.

🛡️ Xử lý:

  • Dùng HANO-BIOFILM CLEAN liều 500g/1.000 m³ để làm sạch nhớt bạt.
  • Sau 12 giờ → Thay nước và cấy lại vi sinh HANO-BACILLUS.
  • Trộn HANO-ALLZYME hoặc HANO-HEMI vào thức ăn để duy trì sức khỏe đường ruột cho tôm.

👉 Lưu ý: Duy trì quản lý môi trường chặt chẽ và bổ sung dinh dưỡng để đảm bảo tôm phát triển khỏe mạnh.